– Mẹ về rồi, mẹ về với Chích Bông rồi. Từ nay mẹ đừng đi đâu nữa nhé. Chích Bông nhớ mẹ lắm.
Nhài nói như chưa bao giờ được nói, có lẽ tiếng nói “mẹ về rồi đây” vừa rồi như một van xả trong tâm hồn quá nhiều vết thương của cô, nó có tác dụng thần kỳ để cô trở lại là người bình thường giống như xưa. Cô chẳng màng mình có bị đau đớn gì không, cũng ôm lại Chích Bông thật chặt, rặn ra từng tiếng khó nhọc:
– Mẹ… Cũng… Nhớ… Con…
Lúc này anh Tiến và Nghĩa mới chạy xô lại lo lắng, sự việc vừa rồi xảy ra quá nhanh mà hai người đàn ông còn không kịp có bất cứ một phản ứng nào.
Anh Tiến nói trước:
– “Nhài! Em có bị làm sao không?”, Tất nhiên, anh không phải là không quan tâm tới con gái mình, anh không hỏi vì đã tận mắt chứng kiến bé không làm sao. Anh dành sự hỏi han quan tâm lo lắng cho người đã cứu con mình. Nếu không có Nhài đỡ kịp thời, bé Chích Bông không biết sẽ đến cơ sự gì, nhẹ thì có thể gãy chân gãy tay, nặng thì có thể mất mạng, chuyện đó là hoàn toàn có thể xảy ra được.
Nghĩa nói sau:
– Chị Nhài ơi, chị nói rồi à? Chị có bị làm sao không? Chị có nhận ra em không?
Nhài khó nhọc ngồi dậy trên nền gạch của cái sân trước nhà dưới gốc cây khế, cô ê ẩm cả người nhưng có vẻ như không nghiêm trọng lắm, cũng may Chích Bông chỉ nặng có hơn chục cân thôi. Chị nhìn Nghĩa thật lâu, đôi mắt rất có hồn như muốn nói bao điều, chỉ là không thể nói nhanh được mà thôi. Vừa rồi, chị đã trải qua một giai đoạn tiến triển phải nói là “thần kỳ”, có lẽ sự việc Chích Bông cheo leo trên cây, đứng trước sự nguy hiểm liên quan đến mạng sống đã như một cú hích, một cú đột phá trong tâm tưởng của chị. Cái hiện tượng này trong tâm học mà nói cũng xảy ra rất thường xuyên. Ví dụ một người mất trí nhớ cả chục năm, đùng một cái dẫm phải vỏ chuối đập đầu vào tường thế là nhớ lại thôi.
– … Nhóc… Con…
Nghĩa bật khóc vì vừa rồi chị đã gọi đúng cái tên hồi nhỏ của mình, cái tên này chỉ một mình chị gọi cậu mà thôi. Vì Nghĩa ít hơn chị 4 tuổi nên trong mắt chị Nghĩa lúc nào cũng chỉ như một đứa bé cần bảo bọc và chở che. Cậu nhìn anh Tiến, nhìn bé Chích Bông rồi lại giật giật vào cánh tay mảnh khảnh của chị:
– Hu hu hu!!! Chị nhớ ra rồi. Hu hu hu. Mẹ ơi, chị Nhài bình phục rồi… Anh Tiến ơi… hu hu hu… chị em bình thường rồi…
Chứng kiến cảnh này, có ai mà không xúc động cơ chứ. Cái sợ đến tột cùng lúc Chích Bông rơi xuống đất đã qua đi để còn lại cái hạnh phúc dâng trào khi một người ‘điên’ bỗng trở lại bình thường, anh Tiến gỡ cái kính cận xuống lau lau vào vạt áo, có lẽ nước mắt của anh đã làm cho kính bị mờ đi:
– Tốt rồi! Tốt rồi!!!
Thêm một lúc nữa để tất cả bình tâm trên khoảng sân nhỏ trước nhà anh Tiến, một ngôi nhà ống 2 tầng cũ. Nhà anh Tiến không phải ở mặt phố mà ở trong một con ngõ hiền hòa trung tâm quận Hai Bà Trưng. Nhà được xây trên mảnh đất mà ông cha để lại, còn ngôi nhà cấp 4 mà hiện tại Nghĩa đang ở thuê là nhà mà vợ chồng anh tự mua để ra ở riêng. Từ ngày ra ở riêng thì cuộc đời anh Tiến liên tiếp đón nhận những điều bất hạnh.
Tôi kể sơ cho các bạn nghe như thế này, về điều kiện kinh tế thì không phải thuộc dạng giàu sang gì nhưng cũng gọi là trung lưu ở đất Hà Nội. Gia đình cơ bản từ bố mẹ rồi anh đều là công chức nhà nước. Nhưng vừa ra ở riêng được vài tháng thì bố mẹ anh lần lượt qua đời, mẹ thì do bệnh tật còn bố thì do tuổi cao sức yếu. Thôi đó cũng là cái số, những tưởng cái bất hạnh qua đi khi bên anh vẫn còn Huệ, một người vợ xinh đẹp, đảm đang và Chích Bông ra đời như củng cố thêm niềm tin vào cuộc sống. Nhưng cuộc vui ngắn chẳng tày gang, khi Chích Bông hai tuổi hơn, hai tuổi kém thì Huệ cũng mắc bệnh hiểm nghèo mà rời bỏ anh. Có người rỉ tai anh mà nói rằng: “Trùng Tang” nhưng anh chẳng tin bao giờ.
Anh Tiến đón vào nách Nhài để kéo cô dậy, cũng đã lâu lắm rồi anh không chạm vào một người đàn bà nào, từ lúc vợ mất đến nay. Là đàn ông, anh không khỏi tránh được phút xao xuyến trong lòng khi tay mình bám vào mảng thịt bên nách, nó mềm mềm, êm êm:
– Vào nhà đi, tất cả vào nhà đi.
Chích Bông một bước không rời “mẹ”, có lẽ cô bé chưa thể biết được rằng Nhài không phải là mẹ đẻ của cô, tâm hồn một đứa trẻ rất giản đơn, chúng chưa hiểu được “cái chết” là gì, hoặc chúng chỉ hiểu rằng “cái chết” là cái tạm thời mà người lớn vẫn thường nói với chúng rằng ‘đi xa’. Mà đi xa tức là có ngày sẽ trở về.
Bốn người vào bên trong nhà, nhà ông thiết kế mười căn gần như nhau cả mười. Gian ngoài là phòng khách, gian trong là bếp, ở giữa là cầu thang, chân cầu thang là một nhà vệ sinh nhỏ.
Nghĩa và anh Tiến ngồi một bên, Nhài và Chích Bông ngồi một bên trên bộ bàn ghế uống nước kiểu cổ. Phía trước bàn uống nước là một cái bàn thờ gia tiên rất to. Vừa rồi khi bước vào trong căn phòng ấy, Nghĩa không dám nhìn lâu vào cái bàn thờ, bởi trên đó có 3 bức ảnh thờ rất to. Một bên là hai người lớn tuổi chắc là bố và mẹ anh Tiến. Còn phía bên kia là “ảnh chị Nhài”, nhìn thoáng qua Nghĩa khẽ giật mình bởi vì sự giống nhau đến kinh ngạc giữa chị Nhài và người trên ảnh.
Anh Tiến nhìn lên bàn thờ, chỗ ảnh vợ anh rồi nhìn về phía Nghĩa gật đầu buồn rầu:
– Ảnh thờ vợ anh đấy.
Chẳng cần phải nói nhiều, sự an ủi lúc này cũng chỉ bằng thừa thôi. Nghĩa gật đầu lại thay cho lời sẻ chia.
Nghĩa nhìn chị Nhài, cậu dự định sẽ nói với chị một điều với mục đích thăm dò xem thực sự bệnh của chị đã khỏi hẳn hay chưa:
– Chị Nhài… Bé Chích Bông… không…
Nghĩa chưa nói hết câu thì chị Nhài đã xua tay ra hiệu đừng nói tiếp rồi gật đầu:
– Đừng…
Vậy là chị đã hiểu rằng bé Chích Bông không phải là con gái của chị rồi, chị cũng biết mình đang làm gì. Điều đó chứng tỏ tâm thần chị đã gần như là bình phục hoàn toàn, chỉ là chị vẫn chưa nói thạo mà thôi.
Anh Tiến nghe chị Nhài nói vậy cũng hiểu chuyện gì đang diễn ra, Nhài biết đó không phải là con gái của mình, hành động của Nhài thực sự làm anh cảm động, bé Chích Bông bình yên trong lòng “mẹ”.
Nghĩa hỏi anh Tiến:
– Anh Tiến này, Chích Bông đang học Mầm non à?
– Uh, cháu đang học Mầm non, nhưng từ hôm ở nhà em về đến nay thì nặng nặc không chịu đi học mà chỉ đòi đi tìm mẹ. Anh phải xin nghỉ để ở nhà trông.
Nghĩa nói tiếp:
– “Em tính như thế này không biết có được không?”, Nghĩa tự cho mình cái quyền thay chị tính toán, “Tạm thời mấy ngày tới anh cho bé Chích Bông sang nhà em ở cùng với chị Nhài, việc này em nghĩ sẽ tốt cho Chích Bông và cho cả chị Nhài nhà em nữa. Chứ bây giờ mà tách hai mẹ con ra thì tội nghiệp lắm, biết đâu bé Chích Bông lại có hành động gì như hôm nay thì sao. Rồi dần dà mình tính tiếp anh ạ”.
Chị Nhài gật đầu đồng ý với sự sắp xếp này của Nghĩa. Còn anh Tiến thì suy nghĩ một hồi mông lung cũng gật đầu theo:
– Được, anh đồng ý. Nhưng chỉ lo Chích Bông sang đấy sẽ làm phiền em và Nhài.
Nghĩa xua tay:
– Anh đừng lo gì cả, em coi Chích Bông như cháu mình. Với lại chuyện này cũng tốt cho cả chị Nhài nữa. Chị em mới bình phục nhưng chưa phải là hoàn toàn, rất cần có Chích Bông ở bên cạnh.
Anh Tiến gật đầu. Nói chuyện thêm một lúc nữa rồi anh Tiến lên trên tầng 2 chuẩn bị quần áo và những đồ dùng cần thiết của Chích Bông cho vào một cái balo. Sau đó cả 4 người lục tục đi về nhà thuê của Nghĩa. Vậy là căn nhà tạm thời có thêm một thành viên nhí, nó có sức sống hẳn ra.
… Bạn đang đọc truyện Mùa nước nổi tại nguồn: http://truyensextv1.com/mua-nuoc-noi/
Cô Tươi như ngồi trên đống lửa tại nhà ông Trưởng thôn chờ cuộc điện thoại gọi lại của Nghĩa, vậy mà chờ mãi cũng chưa thấy điện thoại reo. Không biết Nhài con gái cô sao rồi, nó đã bình thường trở lại chưa hay vẫn ngây ngây ngô ngố như ngày cô lên Hà Nội gặp con.
Tiếng chuông đổ, cô như vồ lấy ống nghe úp vào tai mình, chưa biết là ai ở đầu dây cô đã nói thật nhanh:
– Nghĩa hả con? Chị Nhài sao rồi? Mẹ lo lắm không biết tình hình như thế nào nữa. Mẹ định một hai hôm nữa lại lên Hà Nội thăm hai chị em.
Cô nói xong thì đầu dây bên kia vẫn im lìm không phát ra tiếng nói, sốt ruột cô nói thêm:
– Nghĩa, con có nghe mẹ nói không?
… Bạn đang đọc truyện Mùa nước nổi tại nguồn: http://truyensextv1.com/mua-nuoc-noi/
– “Mẹ!”, Tiếng Nhài bật ra vì cố phát âm.
Đã 5 năm rồi cô Tươi mới nghe thấy tiếng con gái. Cô bật khóc nức nở trong điện thoại, cô nghẹn đến nỗi không thể phát ra thành lời, cô bịt lấy miệng của mình:
– Nhài, là tiếng Nhài phải không con? Nhài của mẹ phải không?
Lại thêm một lúc im lặng nữa, có lẽ chị Nhài vẫn chưa thể nói thạo, những tiếng nói đầu tiên của chị như những tảng băng mà mới chỉ được phá có vài tiếng đồng hồ thôi:
– Con… con… đây…
Cô Tươi vừa khóc tu tu vừa nói một tràng cho thỏa nỗi lòng người mẹ. Từ ngày gặp con ở trên Hà Nội đến giờ, cô không đêm nào ngủ ngon, không lúc một lúc nào không đau đáu ân hận vì hành động của mình. Cô tự đổ lỗi cho chính mình vì đã đẩy con ra nông nỗi này, rằng chuyện con mình bị ‘điên’ là do chính mình đã đẩy nó ra khỏi nhà, rằng chính sự sai lầm của mình mà con gái mình phải trả giá:
– Hix hix hix, mẹ xin lỗi con ơi. Lỗi là tại mẹ hết. Tại mẹ làm con khổ. Con có trách, có mắng thế nào mẹ xin chịu hết, người mẹ này xin chịu hết. Hu hu hu!!! Nhài ơi, về với mẹ đi. Mẹ nghĩ kỹ rồi, chuyện có thế nào mẹ cũng đối mặt hết, đến giờ này mẹ chẳng sợ gì cả, chỉ cần các con khỏe mạnh là được. Cứ về với mẹ đi con ơi…
Nói đến đây, lại thêm một khoảng thời gian im lặng nữa không có tín hiệu từ phía đầu dây bên kia, cô Tươi có ới thêm vài câu nữa nhưng vẫn không có tiếng trả lời. Mãi một lúc sau mới lại có giọng nói phát ra, nhưng không phải là Nhài:
– Con Nghĩa đây mẹ. Chị Nhài mới nói được vài câu vào lúc chiều nay thôi. Chưa bình thường được ngay đâu mẹ. Con gọi điện để báo cho mẹ mừng.
Rồi cô Tươi còn nghe thấy tiếng nói trẻ con ríu rít ở trong điện thoại, cô ngỡ là cháu ngoại của mình:
– Cái Nhài tìm lại được con rồi phải không? Mẹ nghe như…
Nghĩa: “Không mẹ ạ, đó không phải là con chị Nhài”.
Cô Tươi: “Vậy tiếng trẻ con là của ai?”
Nghĩa: “Chuyện dài lắm mẹ ạ, để khi nào con kể cho mẹ nghe. Giờ chị Nhài mới bắt đầu bình phục, con chưa muốn chị phải suy nghĩ nhiều”.
Cô Tươi: “Ừ, thế cũng được. Mai con đưa chị về quê đi. Mẹ sẽ chăm sóc cho cái Nhài”.
Nghĩa suy nghĩ một hồi rồi nói: “Chị mới bình phục, chưa thể nói trước được điều gì. Cũng sắp Tết rồi, hay là để chị ở trên này với con, rồi Tết về một thể có được không mẹ?”
Cô Tươi: “Thế cũng được, để mẹ thu xếp công việc rồi lên Hà Nội thăm nó. Chứ ở nhà không mẹ sốt ruột lắm”.
Nghĩa: “Vâng, thế cũng được mẹ ạ. Thôi mẹ về nghỉ đi. Con cúp máy đây”.
Cô Tươi về nhà, trong lòng nửa vui nửa buồn. Cô vui vì con gái đã hồi phục, nhưng cũng buồn bởi trong giây phút này cô không thể ở bên con. Để con nói rõ ngọn ngành câu chuyện, và cũng để cô trực tiếp nói lời xin lỗi với nó. Ở trên đời này, chỉ có con cái làm khổ cha mẹ chứ mấy khi cha mẹ làm khổ con đâu. Ấy vậy mà cái sự ít ỏi đó lại rơi vào chính cô. Cô buồn là vì lẽ đó.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Mùa nước nổi |
Tác giả | Cu Zũng |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Đụ lỗ đít, Phá trinh lỗ đít, Sextoy, Truyện bóp vú, Truyện bú lồn, Truyện không loạn luân, Truyện liếm đít, Truyện liếm lồn, Truyện người lớn, Truyện sex cô giáo, Truyện sex hay, Truyện sex hiếp dâm, Truyện sex phá trinh, Vợ chồng |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 12/09/2019 12:39 (GMT+7) |