– Vậy là xong hết rồi hả anh?
– Chưa đâu em… bây giờ mọi người định kéo nhau ra nhà sách để mua sách và dụng cụ học tập cho bọn nhỏ.
– Huy đến khi nào vậy anh?
– Từ sáng, cậu ấy đích thân chở mọi thứ qua đấy.
– Dạ – tôi gật đầu, nhìn về chỗ Huy và Tiểu Quỳnh.
Lúc sau chúng tôi “đổ quân” vào nhà sách gần đó, mỗi người một việc, người mua sách lớp Một, người sách lớp Hai, lớp Ba rồi tập đọc, bảng con, bút viết, màu vẽ… đủ thứ. Lựa một hồi, chúng tôi đã xếp mớ sách vở thành một đống khá vĩ đại giữa nhà sách, các nhân viên ai cũng ngạc nhiên, có lẽ họ không nghĩ rằng hôm nay lại làm ăn khá đến vậy.
Trong lúc đợi anh Long và mấy bạn nữ tính tiền, tôi đi dạo bên hàng sách văn học, tôi vốn là người thích đọc sách nhưng lại ít có thời gian dành cho chúng, cái tôi thích nhất ở những quyển sách là cái bìa, theo tôi chúng có giá trị nghệ thuật không thua gì những bức tranh, tôi bỏ khá nhiều thời gian để nhìn chúng, đọc lời giới thiệu và hình dung câu chuyện đằng sau, sờ nắn độ mịn của tờ giấy, đôi khi may mắn gặp một cái bìa được làm nổi, thật thú vị.
Tôi dừng lại ở dãy văn học nước ngoài, với tay định lấy một quyển, bất ngờ phía bên kia lấy quyển sách trước, một chiếc lỗ nhỏ được tạo ra trên giá sách, vừa đủ để bạn nhìn thấy ánh mắt người bên kia, rất quen, tôi ghé sát lại để nhìn rõ khuôn mặt cô ấy, Tiểu Quỳnh đang chăm chú lật từng trang, tôi đợi nàng đọc xong trang đầu tiên rồi khẽ hỏi.
– Quyển sách tên gì vậy? – Tôi mỉm cười.
– Minh – nàng ngạc nhiên rồi khẽ cười – Nếu em thấy anh bây giờ.
– Vậy đã thấy chưa? – Tôi hỏi.
– Hi… đó là tên quyển sách.
– Quỳnh này… tối nay Quỳnh rảnh không?
– Tối nay Quỳnh bận rồi, hôm nay nhà có khách – nàng khẽ cười.
– Vậy à – tôi thất vọng.
– Tiểu Quỳnh, em xem cuốn này hay lắm nè – có tiếng gọi của Huy.
– Lát nữa nói chuyện với Minh sau nhé – nàng chào rồi quay đi.
Tôi cầm đại một quyển, mở ra nhưng không đọc, sự tập trung hướng vào cuộc đối thoại phía bên kia giữa Huy và Tiểu Quỳnh.
– Em thích không? Anh tặng em nhé.
– Em không thích thể loại này lắm… hôm nay em định mua cuốn này rồi.
– À… Nghe nói hai bác về rồi phải không?
– Dạ, về sáng hôm qua… do bà nội xảy ra chuyện, bố mẹ em không an tâm nên quyết định về sớm.
– Vậy để tối anh ghé qua chào hai bác một tiếng.
– Không được đâu… tối nay bố mẹ em có khách rồi, hôm khác đi anh.
– Vậy cũng được… để hôm khác anh sang chơi. – Giọng Huy trầm xuống.
Một lúc sau, chúng tôi mang tất cả sách vở và dụng cụ học tập của bọn trẻ về, chỉ hơn hai mươi đứa trẻ nhưng số sách vở nhiều kinh khủng, ngay khi xe chúng tôi trở lại sân mái ấm, bọn trẻ túa ra, háo hức nhìn vào mớ sách vở chúng tôi ôm trên tay, không ngừng xuýt xoa “ôi đẹp bá cháy mày ơi”, “Quyển kia cho con nha chú”, “Có màu vẽ nữa nè tụi bây”.
Chúng tôi tập trung tất cả bọn trẻ vào phòng học, chúng ngồi vào bàn, khoang tay lại như những học sinh ngoan ngoãn, còn đôi chân nhỏ thì liên tục ngọ ngậy. Việc phát sách vở được diễn sau ngay sau đó, anh Long, cô Nguyệt và Trúc Quỳnh nhận việc đọc tên và phát sách.
– Trần Bảo Bảo – anh Long gọi.
– Có con – một chú nhóc tung tăng chạy lên.
– Phải chăm chỉ biết không? – Cô Nguyệt âu yếm.
– Dạ. – Chú nhóc gật đầu.
– Nguyễn Hà My.
– Dạ có – một cô bé nhanh nhảu chạy lên.
– …
– Phạm Thị Hạnh.
– … – không ai trả lời. Tiểu Quỳnh lên nhận phần sách vở và đi lại bàn của bé Hạnh.
– Của cháu nè.
– Cháu không biết đọc. – Hạnh lắc đầu.
– Thì các cô chú ở đây sẽ dạy cho cháu… rồi Hạnh sẽ biết đọc – nàng âu yếm.
– … – cô bé không nói gì, lặng lẽ sờ vào bìa cuốn tập đọc và mở trang đầu tiên.
Sau khi phát sách, các thành viên câu lạc bộ họp để phân công việc dạy học, mỗi bạn sẽ phụ trách lớp một hoặc hai tối trong tuần, mỗi buổi như vậy cần khoảng 3 – 4 bạn. Mọi người rất nhiệt tình, có bạn đăng ký đến ba buổi, anh Long khá vất vả để sắp xếp, phần tôi vì sắp tới sẽ đi làm nên chưa chắc sắp xếp được thời gian, tôi đăng ký với anh Long khi nào rảnh thì qua giúp, Tiểu Quỳnh và Trúc Quỳnh mỗi người đăng ký hai buổi, bắt đầu từ tháng Tám, hai nàng còn đề nghị được dạy nhạc cho bọn trẻ.
– “Nhưng chúng ta không có nhạc cụ”.
– Sao lại không? Mình có một cây guitar cũ, vẫn còn dùng tốt và cả violin nữa. – Trúc Quỳnh.
– Em có một cây organ. – Tiểu Quỳnh.
– “Mình có một cái trống con”
– “Mình sẽ dạy bọn trẻ hát”
– “Vậy là có một ban nhạc nhí rồi”
Cuối buổi họp khi mọi người đang tám chuyện, Tiểu Quỳnh gọi tôi ra ngoài, hành động này làm Huy để để ý ngay, anh ta nhìn theo chúng tôi.
– Có việc gì vậy Quỳnh?
– Tối nay Minh rảnh không?
– Ừ… rảnh – tôi mừng rơn.
– Bố mẹ Quỳnh mời Minh sang nhà dùng cơm để cảm ơn Minh việc bữa trước.
– Bố mẹ Quỳnh – tôi nói như một phản xạ.
– Ừ… Khoảng 6h, Minh qua nhé.
– Khoảng 6h… À… ừ… Minh sẽ qua. – Tôi hơi lo lắng.
– Minh sao vậy? – Nàng mỉm cười.
– Đâu có sao… chỉ hơi bất ngờ thôi, hóa ra vị khách đó là Minh – tôi cười.
– Hi… vậy nhé – nàng tủm tỉm bước vào trong.
“Phù… Phù… bình tĩnh… bình tĩnh… chỉ là nhạc phụ nhạc mẫu tương lai thôi mà” – tôi tự trấn an. Không ngờ cuộc hẹn trong mơ giữa tôi và Tiểu Quỳnh lại biến thành “lễ ra mắt” thế này. Ngay sau khi về nhà tôi loay hoay tìm cho mình một “bộ cánh” thích hợp để đến nhà nàng. Áo thun + quần jean – “ngầu quá”, áo sơ mi + quần tây – “trịnh trọng quá”, Áo sơ mi + quần Jean – “cái này được, nhưng vẫn hơi ngầu, thêm cái gì nhỉ… À… chiếc kính cận… đấy… chuẩn men”.
… Bạn đang đọc truyện Tiểu Quỳnh tại nguồn: http://truyensextv1.com/tieu-quynh/
Trên đường đến nhà Tiểu Quỳnh tôi ghé vào một cửa hàng hoa quả và mua một giỏ nhiều loại trái cây. “Bính… bon” – tôi bấm chuông cửa và hồi hợp chờ đợi cánh cổng mở ra, bàn chân cứ nhịp liên hồi.
– Ông đến rồi đó à?
– Trúc Quỳnh? – Tôi hỏi.
– Ừ… ông dắt xe vào đi… chu choa… cả giỏ trái cây – nàng xuýt xoa.
Khi vừa đề xe xong tôi kéo tay Trúc Quỳnh lại hỏi nhỏ.
– Bố mẹ bà đều ở nhà à?
– Ừ… tất nhiên, hôm nay bố mẹ tui mời ông mà.
– Thế… À… tui hỏi cái này, hai bác là người thế nào… Ý tui là tính tình ấy? – Tôi gãi đầu.
– Đang điều tra đó à… hi… không sao đâu, bố mẹ tui hiền lắm với lại ông là khách, ai nỡ ăn thịt ông… hi – nàng cười…
– Oh. – Tui bước theo Trúc Quỳnh.
Vừa vào đến phòng khách, bác trai từ trên cầu thang đi xuống, bác mặc quần short kaki và một chiếc áo thun trông khá thoải mái, khuôn mặt cương nghị, đĩnh đạc, mái tóc lấm tấm những sợi bạc.
– Cháu chào bác ạ – tôi hơi cúi đầu.
– À… Minh phải không? – Bác trai khẽ cười.
– Dạ.
– Bà ơi, cậu ấy đến rồi nè. – Bác trai gọi, từ dưới bếp mẹ Tiểu Quỳnh đi lên, đó là một người phụ nữ đẹp ở cái tuổi của bà, ánh mắt có phần sắc sảo và toát lên vẻ quý phái, bác gái lau tay vào chiếc tạp dề và cười với tôi.
– Minh đó à… hai con bé nhà cô cứ nhắc đến cháu mãi.
– Cháu chào cô… Dạ, cháu có ít trái cây mong cô nhận cho. – Tôi mỉm cười.
– Cô cảm ơn… cháu chu đáo quá. – Cô nhận và đưa cho Trúc Quỳnh.
– Hai bác cảm ơn cháu vì hôm trước đã giúp bà Tiểu Quỳnh. – Bác trai.
– Nghe tin hai bác lo lắm phải bay về ngay… cũng may không nghiêm trọng. – Bác gái.
– Cháu cũng đâu giúp được gì nhiều, bà khỏe chưa ạ? – Tôi hỏi.
– Bà khỏe hơn rồi… hôm nay đã có thể đi lại bình thường, đang nằm nghỉ ở trong phòng. – Bác trai.
– Cháu ngồi chơi với bác trai nhé… cô và Tiểu Quỳnh đang bận dưới bếp một tí. – Bác gái mỉm cười.
– Dạ… Cô cứ làm đi ạ. – Tôi gật đầu, bây giờ mới để ý, hóa ra Tiểu Quỳnh thò đầu ra ngoài cửa bếp tủm tỉm nhìn tôi, thấy bác gái đi xuống nàng vội thụt vô.
– Để cánh phụ nữ họ lo chuyện bếp núc… bác cháu ta ngồi nói chuyện nhễ. – Bác trại gọi tôi lại bàn phòng khách.
Tôi và bác trai vừa ngồi xuống ghế thì Tiểu Quỳnh bê một khay nước lên, nàng mặc chiếc váy hồng khá xinh xắn.
– Tiểu Quỳnh – tôi chào nàng.
– Hi. – Nàng khẽ cười.
– Cơm xong chưa con? – Bác trai hỏi.
– Dạ, sắp xong rồi ạ. – Nàng liếc vội qua tôi rồi đi xuống bếp.
– Uống nước đi cháu. – Bác trai rót nước, tôi đưa chiếc tách nhận lấy.
– Dạ cháu cảm ơn.
Trúc Quỳnh nhìn tôi mỉm cười, ngồi xuống ghế, nàng vẫn như mọi hôm với chiếc quần short jean ngắn củn, tai đeo headphone còn tay thì dò điện thoại.
– Su Su… Con xuống bếp phụ mẹ và chị đi.
– … – Trúc Quỳnh không nghe thấy.
– Su Su – bác trai lấy chiếc headphone khỏi tai nàng, tôi suýt bật cười.
– Dạ. – Nàng giật mình – Ba gọi con.
– Xuống bếp phụ mẹ và chị nấu cơm.
– Con có biết nấu món gì đâu… với lại dưới đó đã có mẹ, chị rồi thêm con chỉ chật bếp thôi. – Trúc Quỳnh tìm cách thoái thác.
– Con gái mà nói thế đấy – bác trai nhìn tôi cười như muốn bào chữa cho cô con gái kém chuyện bếp núc. – Không biết nấu thì học… xuống bếp nhặt rau – bác trai giọng chắc nịch làm Trúc Quỳnh phải đứng dậy ngay.
– … – nàng bước qua tôi, mím môi vẻ ấm ức – “cũng tại ông đấy”
– … – nụ cười của tôi chợt tắt – “Ơ… gì kỳ vậy”
– Hai đứa con gái nhà bác bề ngoài thì giống nhau như đúc còn tình nết thì mỗi đứa một vẻ.
– Cháu thấy dễ thương mà bác – tôi mỉm cười.
– Thật là… dễ – thương – chứ? – Bác trai nhấn từng chữ như muốn hỏi nội hàm sâu xa.
– Dạ – tôi gật đầu.
– Ha ha… uống nước đi cháu… nghe giọng của cháu hình như ở Bình Định phải không?
– Dạ cháu ở Phú Yên ạ.
Câu chuyện giữa tôi và bác trai điễn ra khá thoải mái, hai bác cháu rất hợp nhau trong cách nói chuyện và cùng quan điểm trong nhiều vấn đề.
– Bác thích MU, lối đá cống hiến, tốc độ và rất đậm chất Anh.
– Cháu cũng vậy… cháu thì khoái Alex Ferguson.
– Ha ha… Su Su cũng là Fan cuồng nhiệt đấy, trận nào hay là con bé cũng gọi bác xem cùng.
– Dạ.
… Bạn đang đọc truyện Tiểu Quỳnh tại nguồn: http://truyensextv1.com/tieu-quynh/
– Tiểu Quỳnh nói bác rất thích uống café?
– Ừm… pha và uống café cũng giống như trà đạo của người nhật, nó là nơi gửi gắm tâm hồn của người pha, sự cảm nhận của người uống. Cháu thích loại café nào?
– Dạ… espresso.
– Người uống espresso thường là người ngay thẳng, biết quan tâm.
Nghe bác trai nhận xét mà tôi sướng rơn.
– Từ café có thể đoán ra tính cách con người sao bác?
– Có thể chứ… chẳng hạn như người uống café đen thì sống nội tâm, nếm trải nhiều, thích đơn giản còn người thích café sữa thì có phần hời hợt, thiếu tính quyết đoán. Là bác nghĩ vậy… ha ha… và cũng chỉ tương đối thôi.
– Cháu thấy có phần đúng đó chứ. – Tôi khẽ cười.
– Nghe Mi Mi bảo, cháu học pha café?
– Dạ vâng… nhưng vẫn chưa thành nghề ạ.
– Con bé có chỉ tận tình không?
– Nghiêm lắm ạ.
– Ha ha.
– Ai bảo Minh lười chi – Tiểu Quỳnh mỉm cười, nàng đứng sau lưng tôi từ lúc nào. – Mời ba và Minh xuống dùng cơm.
– Đi thôi cháu… thưởng thức tài nghệ của bà xã và con gái cưng của bác. – Bác trai hồ hởi mời.
Xuống gần bếp thì bác gái và bà Tiểu Quỳnh từ phòng đi ra, tôi chào.
– Cháu chào bà… bà thấy trong người khỏe chưa ạ?
– Ôi cháu… bà khỏe, bà còn có thể chạy được ấy chứ… xem nè – bà vờ vung tay, nhấp chân.
– Ôi mẹ cẩn thận – bác gái giật mình giữ lại.
– Ha ha… mẹ còn khỏe lắm – bác trai cười.
– Hi… bà này… giỡn hoài – Tiểu Quỳnh.
Bàn ăn đã được dọn, bao nhiêu là món, cứ như một bức tranh đủ màu sắc, nhìn hấp dẫn không thể cưỡng lại. Bác trai mang ra một chai rượu tây, tôi giúp Tiểu Quỳnh xếp cho mỗi người một chiếc ly.
– Ly này đặt ở đây hả Quỳnh?
– Uhm… Ly này Minh để bên kia.
– Ly này vẫn còn ướt.
– Để Quỳnh lau cho. – Hai đứa ra vẻ “tình tứ” và điều ấy đã không thoát khỏi ánh mắt bác gái, tôi thoáng thấy cái nhìn như một điệp viên của bà.
Tất cả mọi người ngồi vào bàn, lâu rồi tôi lại sống trong không khí gia đình ấm áp như vậy. Khác hẳn với cảm giác lo lắng lúc đầu, tôi thực sự cảm thấy thoái mái trước mặt “nhạc phụ nhạc mẫu tương lai”, cả hai người họ đều rất niềm nở với tôi.
– Minh… cháu cứ tự nhiên như ở nhà nhé, những món ở đây hợp khẩu vị chứ.
– Nhìn ngon lắm ạ, cháu cảm ơn bác.
– Nào mọi người nâng ly… mấy tháng ở Canada, bây giờ nhà chúng ta lại sum họp, mừng sức khỏe mẹ. – Bác trai đưa ly rượu lên.
– “Mừng sức khỏe bà” – mọi người cụng ly.
Bữa cơm không thể chê vào đâu được, chốc chốc bác gái lại gắp cho tôi, bác trai thì tấm tắt khen các món Tiểu Quỳnh làm, nàng cười hạnh phúc, trái lại Trúc Quỳnh chẳng mấy quan tâm, nàng không hề cảm thấy buồn về chuyện bếp núc “hơi kém” của mình.
– Mẹ… chị dâu thế nào rồi? – Trúc Quỳnh hỏi.
– Con nhắc mẹ mới nhớ… anh chị các con dự định năm sau sẽ có em bé.
– Thiệt ạ… thích thế – Tiểu Quỳnh.
– Lúc đầu Mary bảo đợi vài năm nữa nhưng nhờ tài thuyết phục của bố hai đứa nó mới chịu đấy. – Bác trai.
– Là tôi bảo tụi nó nhé – bác gái tranh công.
– Vậy là bà sắp có chắt hả – bà nội cười.
– Chị Mary quen với lối sống bên đó rồi nên bảo có con sớm cũng khó. – Trúc Quỳnh.
– Sớm gì nữa… sắp 30 cả rồi, tây hay ta thì chuyện sinh đẻ cũng không thể đợi được. – Bác gái.
– Bố mẹ bảo hai đứa nó vài năm nữa chuyển hẳn về Việt Nam sống, chứ xa xôi thế này đi thăm mệt quá. – Bác trai.
– Cũng tội cho chị Mary, nếu về Việt Nam chị ấy sẽ phải sống xa gia đình. – Tiểu Quỳnh.
– Lúc đầu nếu biết thế này mẹ đã không cho anh các con sang Canada du học đâu, còn Mary lấy chồng thì phải theo chồng chứ sao – bác gái.
– Hi… Nếu mẹ cho anh ấy sang Nhật, thì anh ấy sẽ cưới cho em một cô dâu Nhật, sang Pháp thì sẽ cưới cô dâu Pháp… mẹ có cấm được đâu – Trúc Quỳnh.
– Ba cảnh báo các con đấy, phải cưới trai Việt Nam biết không hả? – Bác trai.
– Thiên vị vậy… anh trai được mà tui con không được à? Tình yêu đâu có biên giới – Trúc Quỳnh.
– Hi… Hi… – Tiểu Quỳnh mỉm cười.
– Các con… Hừ… – bác gái đuối lý liền quay sang tôi – Minh này, Tiểu Quỳnh nói cháu học trường kiến trúc?
– Dạ… cháu học ngành xây dựng. – Tôi khẽ cười.
– Kỹ sư xây dựng – bác gái chau mày liếc qua Tiểu Quỳnh rồi đến bác trai.
– Ha ha… kỹ sư giỏi đó chứ – bác trai cười xòa.
– Kỹ sư vất vả lắm… hay đi xa nữa.
Dù bác gái nói khá nhỏ nhẹ nhưng tôi đoán phần nào bác có vẻ không ưng nghề nghiệp tương lai của tôi, điều này cũng không có gì lạ, tôi đã nghe người ta chê bai nhiều về nghề của tôi, nào là trai xây dựng đi sớm về muộn, nhậu nhẹt, lăn nhăn, thậm chí con rơi con rớt. Nhưng nghề nào cũng có vất vả của nó, người thì có người này người khác, đâu thể đánh đồng tất cả.
– Dạo này Huy có sang chơi không con? – Bác gái hỏi Tiểu Quỳnh.
– Dạ có… anh ấy và cả bác Lan nữa.
– Lâu không đến công ty, giao hết mọi việc cho Huy không biết nó xoay sở thế nào. Mai rảnh cùng mẹ sang công ty nhé?
– Mẹ đi một mình được rồi, con theo làm gì? – Tiểu Quỳnh từ chối.
– Vậy thôi… – bác gái tỏ vẻ không hài lòng. – Để mẹ và bố đi.
Sau đó bác trai hỏi tôi:
– Minh này… thế các con quen nhau thế nào?
– Bọn con quen nhau ở lớp võ ạ. – Tiểu Quỳnh mỉm cười.
Nghĩ đến câu chuyện vui lúc gặp Tiểu Quỳnh, tôi hồ hởi kể ngay.
– Thực ra trước đó, cháu và Tiểu Quỳnh gặp nhau trong công viên, lúc đó, cháu bị Tiểu Quỳnh… – tôi đang kể khí thế thì bị chân ai đó đạp mạnh lên, tôi nhăn mặt nhìn qua Tiểu Quỳnh, nàng khẽ lắc đầu, mắt hấp háy.
– Kể tiếp đi cháu – bà nội giục, bác trai, bác gái đều có vẻ tò mò.
– Lúc đó… lúc đó… cháu đang đi bộ, Tiểu Quỳnh không biết từ đâu chạy đến đâm vào cháu, làm cháu ngã dập mũi, chảy cả máu. – Tôi cố nói một cách thật thà.
– … – Tiểu Quỳnh miệng hình chữ O.
– Thật thế à? – Bà nội cười.
– Dạ vâng… chảy cả máu mũi đó bà – tôi gật đầu khoái chí.
– Mắt mũi con để đâu thế, chạy thế nào lại đâm vào nhau – bác trai phì cười.
– Cái này gọi là duyên… hay có người cố tình vậy ta? – Trúc Quỳnh tủm tỉm.
– Tại… lúc đó con mải nhìn chỗ khác – Tiểu Quỳnh gượng cười, dậm mạnh vào chân tôi cái nữa – “đau quá… tía má ơi”.
– … – bác gái không tỏ thái độ gì, với tay gắp cho Tiểu Quỳnh.
– Thế rồi sau đó? – Bà nội vẻ háo hức.
– Dạ… bọn cháu kết bạn, rồi tình cờ gặp lại nhau ở lớp võ nhưng lúc đó cháu vẫn chưa biết Tiểu Quỳnh và Trúc Quỳnh là chị em sinh đôi nên cứ đinh ninh hai người là một.
– Ở nhà này nhiều lúc còn nhầm lẫn nữa mà, hai đứa lúc trước hay chơi trò “2 trong 1” để lừa hai bác, thậm chí đi học bọn nó còn đổi chỗ cho nhau, đi thi hộ nhau. – Bác trai cười.
– Hi Hi… Vui mà ba – Trúc Quỳnh khúc khích.
– Sau khi biết họ là chị em song sinh, cháu vẫn cứ nhầm hoài, Tiểu Quỳnh còn lừa cháu hai lần đấy bác ạ – nhìn Tiểu Quỳnh tự nhiên tôi không kiềm được những kỷ niệm hài hước giữa hai đứa.
– Món này ngon nè Minh. – Tiểu Quỳnh liền gắp cho tôi phần cá chiên, bộ điệu nàng thật đáng yêu.
Tôi vừa nhai vừa cười trong bụng khi hình dung ra trong đầu cảnh mình bị nàng ‘đập’ bẹp dí trong công viên hay lúc nàng ấm ức vì không bắt đền được vụ tin nhắn ‘xxx’, nhưng đời chẳng đẹp như mơ đang ăn thì mặt tôi chuyển sắc, không thể nuốt được nữa – “Tiểu Quỳnh ơi… em hại anh rồi”. Trúc Quỳnh lập tức nhận ra biển hiện bất thường của tôi.
– Ông bị sao vậy?
– Cho Minh ly nước.
– Nước nè – Trúc Quỳnh đưa tôi ly nước, câu chuyện vui vẻ trên bàn bỗng ngưng lại, mọi ánh mắt hướng về tôi.
– Cháu bị nghẹn à? – Bác gái lo lắng.
– Dạ… không… chắc cháu bị hóc xương cá rồi.
– “Hả” – cả nhà đồng thanh.
– Cháu… cháu xin phép vào nhà vệ sinh – tôi đúng dậy luống cuống tìm hướng vào nhà vệ sinh.
– Bên trái đó cháu – bác trai gọi theo.
– “Hi Hi… thằng bé này” – phía sau có tiếng cười của mọi người.
Tôi loay hoay cố khạc mảnh xương cá chết tiệt kia gần 10 phút nhưng nó vẫn không ra, nước mắt tôi long tròng, đau đớn nơi cổ hỏng. Thật ra trước đây tôi vẫn thường bị hóc xương thành ra tôi rất ghét các món cá, không ngờ loài cá một lần nữa hại tôi trong các hoàn cảnh không thể tệ hơn thế này. “Cốc cốc” – có tiếng gõ cửa. Tôi mở cửa thì Tiểu Quỳnh và bác gái liền hỏi.
– Thế nào rồi cháu?
– Mảnh xương ra chưa Minh?
– Dạ… chưa – tôi nói một cách khó khăn. Bác trai từ dưới đi lên.
– Nếu nghiêm trọng thì để bác đưa cháu đi bệnh viện.
– Dạ… không… không sao… ạ – tôi nhăn nhó.
– Cháu vào đây – bác gái kéo tôi vào bếp – Su Su pha cho mẹ một ly vitamin C… Mi Mi lấy cho mẹ một trái cam.
Hai nàng lập tức làm ngay, tôi hơi ngạc nhiên, chắc đây là một mẹo nhỏ trị hóc xương. Hy vọng cái xương bé tẹo kia không đẩy tôi vào bệnh viện.
– Cháu uống đi – bác gái đưa tôi ly vitamin C rồi lột một mảnh vỏ cam – cháu nhai nhỏ và nuốt nhé.
Tôi làm theo lời bác gái, mặc dù mảnh vỏ cam hơi hăng, nhưng tôi cố chịu và cầu trời cho nó có hiệu quả. Mấy cặp mắt nhìn vào tôi chăm chú như đang hồi hộp chờ đợi một tình huống gây cấn trong phim kinh dị. “Ực” tôi nuốt mảnh vỏ cam, uống ly nước.
– Sao rồi cháu – bà nội hỏi nhỏ.
– Dạ… – tôi dừng lại chờ đợi dấu hiệu nơi cổ họng mình – nó xuống rồi ạ.
– Ha ha… may quá – bác trai thở phào.
– Ông làm mọi người lo cuốn cả lên. – Trúc Quỳnh vỗ vai tôi, vừa cười vừa nói.
– Cháu cảm ơn cô… cô làm sao mà hay vậy ạ? – Tôi cảm kích bác gái, tựa như bà vừa sinh ra tôi lần thứ 2.
– Vitamin C có tác dụng làm mềm mảnh xương, cũng may là xương nhỏ chứ nếu xương lớn thì có khi cháu phải đi bệnh viện thật đấy. – Bác gái cười, Tiểu Quỳnh che miệng khúc khích, bà nội thì cười run cả vai, mặt tôi méo xệch.
Bữa tối đến đây cũng khép lại, phần tôi thì các cơ quan tiêu hóa không muốn mảo hiểm nữa, còn mọi người chắc đã no vì cười một trận ra trò. Tôi đề nghị giúp bác gái và hai chị em Quỳnh dọn bàn, rửa chén nhưng bác gái chỉ cười rồi bảo tôi lên phòng khách với bác trai. Hai người đàn ông xem thời sự và bàn chuyện quốc gia, quốc tế rất hồ hởi đến khi tất cả mọi người tập trung lên phòng khách, Tiểu Quỳnh đặt lọ hoa ra giữa bàn, những cánh hoa vẫn còn lấm tấm nước.
– Hoa đẹp quá… Quỳnh cắm đó à – tôi khen.
– Uhm… Quỳnh và mẹ cắm đó.
– Ăn trái cây đi cháu – bác gái liếc qua hai đứa tôi rồi đưa tôi miếng táo.
– Dạ… cháu cảm ơn ạ.
Vài phút sau, đang lúc mọi người đang nói chuyện tôi vô tình thấy gói thuốc lá của bác trai đặt dưới bàn, lập tức tôi nảy ra một ý nhằm gỡ gạt hình ảnh của mình trong bữa tối hôm nay.
– Cho cháu xin một điếu được không ạ? – Tôi hỏi và đặt gói thuốc lên bàn, mọi người đều ngạc nhiên, bác gái vẻ không hài lòng.
Tất nhiên chuyện một đứa con trai hút thuốc không phải việc gì to tát nhưng chẳng có vị khách nào lại đi làm không khí gia đình đang vui vẻ bỗng sặc mùi thuốc lá cả, thật mất lịch sự.
– Nếu cháu muốn hút thì ra sau bếp nhé. – Bác trai chau mày.
– Dạ không… cháu không hút thuốc… cháu chỉ xin một điếu thôi – tôi mỉm cười, lần này mọi người càng ngạc nhiên hơn, mọi ánh mắt nhìn tôi, Tiểu Quỳnh như muốn hỏi – “anh có bị ấm trán không vậy?”
– Cháu không hút vậy xin làm gì? – Bác gái hỏi, tôi cầm điếu thuốc trên tay và bằng một động tác nhanh như chớp tôi làm nó biến mất, mọi người hơi sững người vài giây rồi Trúc Quỳnh khẽ reo lên.
– Hay quá, biết làm ảo thuật luôn.
– Ha ha khá đấy. – Bác trai cười.
– Hi hi… – Tiểu Quỳnh tủm tỉm còn bà nội thì lập tức bối rối.
– Làm sao mà nó biến mất được nhỉ?
– Cháu làm lại bà nhé?
– Ừ… ừ… làm lại đi cháu – bà đồng ý ngay.
Mọi người bắt đầu chăm chú quan sát động tác từ hai bàn tay tôi. Chỉ với một điếu thuốc lá tôi liên tục làm nó xuất hiện và biến mất. Đưa điếu thuốc vào lỗ tai và lấy nó ra từ miệng, đẩy điếu thuốc vào mắt và sau đó ngậm nó trên môi, màn biểu diễn rất nhanh và ngay sau đó là một tràng vỗ tay của mọi người. Thực ra người tôi muốn lấy thiện cảm nhất là bác gái và sau màn biểu diễn tôi đã đạt được như ý muốn.
– Làm sao nó làm được như thế nhỉ? – Bà nội vẫn thắc mắc.
– Thì ảo thuật mà mẹ – bác gái mỉm cười.
– Bà muốn xem tiếp không? – Tôi hỏi bà nội.
– Có chứ… làm tiếp đi cháu. – Bà hào hứng.
Tôi lấy từ trong ví ra một đồng xu 500 đồng, đặt lên bàn sau đó để mấy ngón tay lên trên, xoa xoa nó mấy giây, khi nhấc lên thì đồng xu đã biến mất. Màn tiến theo là đẩy đồng xu vào tai này và lấy nó ra từ tai kia, cuối cùng tôi lấy từ trong ví ra một tờ hóa đơn ATM, gói đồng xu lại sau đó rút một bông hoa hồng trong lọ, già vờ phù phép, để đóa hoa vào lại trong lọ và xé nát đồng tiền thành từng mảnh, tất nhiên là chỉ có mấy mảnh vụn giấy thôi, đồng tiền đã biến mất.
– Đồng xu đâu Minh? – Tiểu Quỳnh khẽ cười.
– Đây nè – tôi chỉ là giữa đóa hồng, Trúc Quỳnh khom người lấy đồng xu ra.
– Cho tui nhé – Trúc Quỳnh.
– Ừ… lấy đi.
– Khá đấy… uống nước đi cháu – bác trai mời nước tôi.
– Có ai biết làm sao nó làm được thế không? – Bà nội thắc mắc – Làm lại lần nữa đi cháu.
– “Ha ha… Hi” – cả nhà cười sảng khoái.
– Con cũng đâu có biết – bác trai nhún vai.
– Chỉ là đánh lừa mắt chúng ta thôi mà mẹ – bác gái khẽ cười.
– Bữa nào dạy bà nhé cháu – bà nội đề nghị.
– Dạ. – Tôi gật đầu.
– Mẹ học làm gì? – Bác trai ngạc nhiên.
– Để mẹ biểu diễn cho mấy ông bà trong hội cao tuổi xem – bà cười.
Tiết mục ảo thuật đó cũng là dấu son khép lại cho một buổi đáng nhớ ở “nhà vợ tương lai”, hai bác tiễn tôi ra đến cửa còn Tiểu Quỳnh tiễn ra đến cổng.
– Minh cảm ơn vì bữa tối, lâu rồi lại được sống không khí gia đình ấm cúng như vậy.
– Nhờ có Minh mà cả nhà rất vui… sao trước đây không biểu diễn? – Nàng nheo mắt.
– Phải dùng đúng lúc, đúng đối tượng thì mới có hiệu quả chứ.
– Hiệu quả lắm, nhất là lúc bị hóc xương đấy… ha ha – Có vẻ nàng rất khoái chí khi trêu ghẹo tôi nên cười rất to.
– Là Quỳnh gắp cho Minh mà. – Tôi bối rối bào chữa cho mình.
– … – hai đứa bỗng yên lặng. Nếu không phải đang đứng trước nhà nàng thì không chắc là tôi sẽ làm gì tiếp theo.
– Minh về nhé… mai gặp. – Tôi đẩy chiếc xe.
– À… Quỳnh quên nói với Minh, chiều mai cả nhà sẽ lên Đà Lạt nghỉ hè, nên… – nàng dừng lại.
– Quỳnh lên Đà Lạt có lâu không?
– Chắc khoảng một tháng, đầu tháng 8 sẽ trở lại Sài Gòn. – Nàng thoáng buồn, những ngón tay líu ríu đan vào nhau.
– Hì… chỉ mấy tuần thôi mà… Minh sẽ gọi điện cho Quỳnh được chứ? – Tôi khẽ cười.
– Ừm… nhớ gọi nhé – mắt nàng long lanh nhìn vào tôi, môi mấy máy như muốn nói thêm gì đó cho đến khi tôi lên xe.
Giây phút chia tay đầy quyến luyến và dường như tôi cảm thấy vẫn còn thiếu một chút gì đó, một hương vị tình yêu để khắc sâu vào nỗi nhớ, để Tiểu Quỳnh thuộc về tôi.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Tiểu Quỳnh |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện teen |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 30/05/2019 03:38 (GMT+7) |